Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Bệnh nha chu và cách phòng ngừa

Nha chu bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu (xương ổ răng, dây chằng nha chu…). Nha chu là nguyên nhân quan trọng gây mất răng dẫn tới sự khó khăn trong chức năng nhai cũng như gây nên sự mất tự tin về mặt thẩm mỹ. Tác hại của bệnh nha chu không hề nhỏ tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các bạn có các kiến thức chăm sóc răng miệng tốt. Bài viết này sẽ giúp các bạn có được những thông tin bổ ích nhất để phòng ngừa bệnh nha chu.



Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu
Trước hết các bạn cần hiểu một số dấu hiệu nhận biết của bệnh nha chu. Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Nếu nướu bị viêm, ta sẽ thấy một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

– Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm).

– Nướu sưng lớn hơn bình thường.

– Dễ dàng chảy máu khi chải răng.

– Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ).

– Cảm giác hơi khó chịu.

Nếu kịp thời phát hiện và  điều trị sớm ở giai đoạn này, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Tới lúc đó, dù điều trị thế nào, bạn cũng không thể hồi phục như cũ vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới dẫn tới nguy cơ mất răng cao và phải trong rang.

Hãy đến nha sĩ ngay nếu các bạn phát hiện ra các  biểu hiện viêm nha chu. Tuy nhiên, trong  một số trường hợp bệnh nha chu không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, bởi phần lớn thời gian diễn tiến bệnh không kèm theo triệu chứng đau đặc hiệu. Vì vậy, việc khám răng miệng định kỳ, trong đó khám toàn diện mô nha chu, là rất cần thiết.

Khám răng định kỳ để phát hiện sớm bệnh nha chu
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh nha chu. Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng thường xuyên để loại bỏ lớp màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu bao gồm:

– Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt.

– Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).

– Hút thuốc lá, bị tiểu đường.

– Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.

Vậy chúng ta phòng tránh bệnh nha chu như thế nào?

Xem thêm: Địa chỉ cấy implant tốt

Điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được. Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sĩ cũng là người tư vấn chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu.

Khi đi khám, bạn đừng quên báo với bác sĩ nha khoa những thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc mà mình đang sử dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm, tim mạch… vì chúng có thể tác động đến sức khỏe răng miệng.

Nha khoa Đăng Lưu với đội ngũ bác sĩ, nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm và kiến thức sẽ tận tình tư vấn cho các bạn về phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh nha chu và các bệnh răng miệng để bảo vệ hàm răng của bạn được khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh nha chu và cách phòng ngừa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét