Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Trị bệnh hôi miệng ở trẻ em như thế nào ?

Khi chăm sóc sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị và phòng ngừa cho trẻ, tránh những biến chứng bất ngờ. Hôi miệng, là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần trang bị kiến thức để ngăn chặn và khắc phục cho bé trước khi thăm khám tại các nha khoa.
Trị bệnh hôi miệng ở trẻ em như thế nào ?

Các bậc cha mẹ nên biết rằng, ngoài những vấn đề về răng miệng, hôi miệng rất có thể là dấu hiệu sớm của rất nhiều bệnh răng miệng như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, tạo vi khuẩn khiến cho khoang miệng trở nên nặng mùi. Đồng thời, những bệnh lý đường ruột hay dạ dày, bệnh táo bón, người hay ợ nóng, mắc chứng trào ngược acid hay béo phì đều khiến cho cơ thể và khoang miệng có mùi hôi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng hôi miệng ở trẻ em, theo nhiều đánh giá có đến 70% trường hợp là do răng miệng, bởi vì từ 2 tuổi trở đi, trẻ làm quen với thức ăn, đặc biệt ở lứa tuổi này trẻ rất thích ăn đồ ăn ngọt như kẹo, bánh, kem… Nếu như không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, vi khuẩn sẽ còn lại ở kẽ răng, tương tác với thức ăn mắc lại gây ra hơi thở có mùi, lâu ngày dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, những dị vật ở mũi, bé đang bị viêm xoang, bé đang bị ngạt mũi, thở đường miệng, khô miệng… cũng là một trong những lý do khiến cho miệng bé có mùi. Chính vì vậy bạn cần biết cách khắc phục kịp thời tình trạng này.
Trước hết, bạn cần đưa bé đến phòng nha để xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Sau quá trình thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích để ngăn chặn vi khuẩn trong khoang miệng, tránh tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ những nguyên nhân gây hôi miệng khác.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, chưa thể sử dụng bàn chải đánh răng, bạn cũng không được bỏ qua khâu vệ sinh răng miệng cho bé. Việc sử dụng bông gòn, tẩm nước ấm để rơ lưỡi, nướu, răng sau khi ăn có rất nhiều tác dụng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé sau này.
Đồng thời, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé, tăng cường rau xanh, cho bé uống nhiều nước lọc, hạn chế thực phẩm gây mùi như hành, tỏi và đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn, trước khi đi ngủ là những cách phòng ngừa hữu hiệu nhất tránh tình trạng hôi miệng.
Quan trọng nhất, bạn cũng đừng quên cho bé đi khám răng định kì, tối thiểu 6 tháng 1 lần để tầm soát mọi vấn đề về sức khỏe răng miệng, các chứng sâu răng hay bệnh viêm nướu, viêm nha chu, hoặc rối loạn khớp cắn có thể xảy ra khi bé mọc răng vĩnh viễn mà có thể phải bọc răng sứ thẩm mỹ để phục hình răng sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét